1. Hướng dẫn cách đóng gói hàng dễ vỡ
Hàng hóa dễ vỡ là cách gọi chung của các mặt hàng có chất liệu dễ vỡ như: thủy tinh, gốm, sành, sứ,…Do đặc thù về chất liệu như trên nên khi vận chuyển đặc biệt là đi các quãng đường xa xóc nảy cộng với tác động bên trong do cách đóng gói chưa đúng quy chuẩn mà đa số bát, đĩa, cốc, gương…sẽ bị hư hại khi đến tay người nhận nếu gói sai cách.
Vậy để tránh trường hợp không may xảy ra với hàng hóa của bạn, Đi Chung tổng hợp các bước về cách đóng gói hàng hóa dễ vỡ như sau:
*Bước 1: Chuẩn bị giấy bubble, hộp carton hoặc hộp gỗ, vật liệu độn như: xốp, mút, hạt nở, bang keo dán, dây đai nhựa…
Để đóng gói hàng hóa chuẩn quy trình nhìn thì đơn giản nhưng không phải ai cũng nắm bắt được. Đầu tiên bạn sẽ cần bubble wrap – một loại giấy gói được làm từ các bóng khí cao 1,27cm giữa 2 tấm nilon. Đây là vật liệu hàng đầu khi sử dụng để gói hàng. Giấy bubble tạo độ êm cho hàng hóa, các bong bóng khí có khả năng đệm cực kỳ cao, bảo vệ tốt mọi góc cạnh giúp tránh được những va đập mạnh khi vận chuyển.
Giấy gói bubble có khả năng bọc được hầu hết các loại hàng hóa đủ kích thước, để gói riêng hay cùng lúc nhiều hàng đều được. Bạn có thể tìm loại giấy này ở rất dễ dàng tại các tiệm vật liệu.
*Bước 2: Sử dụng giấy bubble quấn quanh hàng hóa
Mỗi một sản phẩm bạn nên bọc bằng 2 tấm giấy bọt khí. Lưu ý nên quấn quanh sản phẩm và bọc kỹ các cạnh hay các bộ phận dễ vỡ nhất. Vì chi phí cho giấy bubble rất rẻ nên bạn có thể yên tâm đóng thật chắc chắn cho gói hàng của mình an toàn, tránh va đập nhé!
*Bước 3: Đóng gói hàng dễ vỡ vào thùng carton hoặc thùng gỗ
Khi đóng gói hàng hóa bằng giấy bubble xong bạn đặt chúng vào thùng carton có kích thước phù hợp. Lưu ý đặt sản phẩm vào hộp không nên chật hay thừa quá nhiều, nếu va đập hàng hóa sẽ dễ bị hư hỏng hơn.
Với các mặt hàng có kích thước lớn, đặc biệt dễ vỡ, đồ có giá trị…bạn có thể lựa chọn đóng gỗ bên ngoài để chắc chắn.
*Bước 4: Lấp đầy các khoảng trống trong gói hàng
Một mẹo nhỏ Đi Chung mách bạn khi đóng gói hàng hóa dễ vỡ đó là cần lấp đầy khoảng trống trong thùng carton hoặc thùng gỗ khi đặt sản phẩm đã gói kỹ vào. Kiểm tra lại bằng cách lắc nhẹ lên, nếu không phát ra tiếng nghĩa là gói hàng của bạn đã đúng quy chuẩn rồi đấy!
*Bước 5: Dùng băng keo quấn chặt bên ngoài gói hàng
Bước cuối cùng để hoàn thành quy trình đóng gói hàng dễ vỡ đó là quấn chặt thùng carton của bạn bằng băng keo. Bạn có thể học tập các nơi đóng gói chuyên nghiệp bằng cách chọn loại băng keo màu có độ dày và dai nhất định để quấn bên ngoài. Dùng băng keo trong để dán hóa đơn, mã đơn hay lưu ý cho gói hàng của bạn.
*Lưu ý khi vận chuyển hàng dễ vỡ có chứa chất lỏng
Đối với hàng hóa dễ vỡ chứa chất lỏng như: nước hoa, mỹ phẩm…bạn thực hiện cách đóng gói hàng dễ vỡ với các bước như trên. Chỉ cần trước khi gói bằng giấy bubble hãy bịt kín nắp chai, lọ đảm bảo rằng khi dốc ngược chất lỏng không bị đổ ra ngoài.
Hàng dễ vỡ chứa chất lỏng bạn nên thêm vào thùng các vật có khả năng hút nước. Nếu không may xảy ra va chạm, hàng bị trào hoặc sánh ra ngoài thì đã có miếng thấm hút bớt.
Thêm vào đó, bạn cũng cần ngăn cách các chai, lọ bằng những vách ngăn. Khoảng cách giữa các vật sẽ có miếng xốp, vải hoặc những chất liệu có tính đàn hồi, độ mềm cao. Lựa chọn thông minh sẽ là mút xốp, tấm bọt khí hay bột nở,…